Đã có một thời gian dài, Arunachal được ví như “khu vườn bộ lạc” và không ai có thể ghé thăm ngôi làng của người Apatani. Những ngôi nhà của người Apatani được làm bằng rơm và tre, sàn nhà thường cao hơn so với nền đất để tránh mùa mưa lũ.
Với khoảng 60.000 thành viên, người Apatani đã từng có cuộc sống hoang dại và sơ khai khi họ làm nông mà không cần đến máy móc hay sức kéo động vật, không ghi chép lại lịch sử mà chỉ truyền miệng từ đời này sang đời kia.
Trong mỗi gia đình người Apatani, người đàn ông chịu trách nhiệm làm những công việc nặng nề như cày bừa, xây nhà và là chủ gia đình, người phụ nữ phải làm nhiều công việc hơn như chăm sóc gia đình, gieo hạt, lên rừng hái rau…
Những người đàn ông ở Apatani có kiểu làm đẹp truyền thống là buộc tóc của mình thành một nút ngay trên trán (tiếng địa phương gọi là piiding) và cố định bằng một thanh đồng dài khoảng 20cm (được gọi là piiding khotu).
Đôi khi họ đội trên đầu chiếc khăn yari truyền thống của bộ tộc mình.
Phụ nữ bộ tộc Apatani không chỉ xinh đẹp nhất cao nguyên Apatani mà còn đẹp nhất bang Arunachal, Ấn Độ. Ấy vậy mà họ lại có kiểu làm đẹp không giống ai là biến mình trở nên xấu xí với 2 lỗ mũi “khủng” và dị dạng.
Không khó để nhận ra chiếc mũi đã bị họ làm xấu đi bằng cách kéo to cánh mũi ra và đục 2 lỗ ở cánh mũi, dùng 2 đồng xu nhét vào đó như một món đồ trang sức.
Khi những người phụ nữ này vẫn còn là những cô bé, họ đã được cha mẹ đục mũi và nhét những chiếc nút tròn vào lỗ đục ở cánh mũi. Những chiếc nút cứ lớn dần theo tuổi tác của người phụ nữ. Đến tuổi trưởng thành cũng là lúc chiếc nút mũi to nhất.
Ngoài việc biến chiếc mũi trở nên dị dạng, họ còn xăm một đường chạy dọc từ trán xuống mũi và năm đường kẻ trên cằm, khiến cho gương mặt trở nên lem luốc.
Phong tục kỳ lạ này xuất hiện là do vào thời xưa, các ngôi làng của người Apatani thường xuyên bị bộ tộc khác cướp bóc và hiện tượng bắt cóc phụ nữ xảy ra thường xuyên.
Phong tục này có từ thời xa xưa và nhanh chóng trở thành xu hướng làm đẹp của phụ nữ Apatani. Những người có nút mũi càng to thì càng trở nên quyến rũ, ngược lại, người phụ nữ nào không có chiếc nút mũi thì khó lấy được chồng.
Chính vì quan niệm kỳ lạ này mà một thời người ta dùng những cụm từ như “bộ tộc nguyên thủy”, “thiếu văn minh”, “man rợ”, “gớm ghiếc” để chỉ người Apatani.
Nhưng cho đến năm 1970, hủ tục này không còn tồn tại nữa. Những cô gái Apatani đã biết cách làm đẹp văn minh hơn để hấp dẫn những người đàn ông khác ngoài bộ tộc. Kiểu làm đẹp kỳ quặc này chỉ còn tồn tại ở những người lớn tuổi. Vẻ đẹp của phụ nữ Apatani thời hiện đại khiến nhiều người đàn ông mê mẩn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét