Một củ cà rốt cỡ trung bình có 19mg canxi, 32mg photpho, 233mg kali, 7mg vitamin C, 7gr carbonhydrat, 5gr đường, 2gr chất xơ, 1gr chất đạm, 6000mcg vitamin A, 40 calori, không có chất béo hoặc cholesterol. Trong cà rốt còn có nhiều chất chống oxy hóa quan trọng như: beta carotene, alpha carotene, phenolic acid, glutathione là những chất có tác dụng phòng chống các bệnh ung thư, giảm nguy cơ bị tim mạch, giảm cholesterol, tiểu đường, hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy, táo bón đặc biệt ở trẻ em.
Vị dịu ngọt của cà rốt thích hợp với các món ăn được nhiều người yêu thích. Bạn có thể dùng cà rốt làm các món canh thập cẩm, rau xào, dưa góp, salad, nấu các món kho với thịt động vật… rất dễ ăn và màu cam của cà rốt khiến cho món ăn trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Tại các nhà hàng, cà rốt cũng được các đầu bếp ưa thích dùng để trang trí các món ăn, và nhiều người còn có thể ăn sống cà rốt để giữ nguyên hương vị. Dù ăn cách nào, sống hay chín, cà rốt vẫn giữ được các chất bổ dưỡng. Đặc biệt khi nấu, cà rốt ngọt, thơm hơn vì sức nóng làm tan màng bao bọc carotene, tăng chất này trong món ăn. Nhưng nếu nấu chín quá thì một lượng lớn carotene sẽ bị phân hủy.
- Nước ép cà rốt: là một nguồn dinh dưỡng giàu vitamin A nhất. Do thành phần có hàm lượng beta carotene cao và giàu các vitamin, khoáng chất khác, nước ép cà rốt có khả năng ngăn ngừa một số bệnh, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích các tế bào khỏe mạnh phát triển. Nước ép cà rốt còn là một nguồn dinh dưỡng giàu vitamin B và C cũng như là canxi, pectin, có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu.
Có thể bạn quan tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét